Tổng quan Long_Vương_(Shogi)

Lịch sử ra đời

Danh hiệu Long Vương là sự thay thế cho danh hiệu Thập Đẳng (十段, Judan, đi kèm với đó là Thập Đẳng chiến - 十段戦[2][3] được tổ chức từ năm 1962 tới 1987 và được tài trợ bởi Nhật báo Yomiuri). Khi đó, Liên đoàn Shogi Nhật Bản đã đưa ra sự cấp thiết về việc đưa ra một giải đấu - danh hiệu có thể có sự thành công toàn diện như Danh Nhân. Khi đó, Nakahara Makoto (Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ Mười sáu) đã để Liên đoàn quyết định, còn hai huyền thoại là Oyama Yasuharu (Vĩnh thế Danh Nhân đời thứ Mười lăm - sau đó là Chủ tịch Liên đoàn Shogi Nhật Bản) và Masuda Kozo lại mâu thuẫn quan điểm với nhau. Sau nhiều cuộc thảo luận, danh hiệu mới được tạo ra đã được định hướng về việc sẽ có quỹ tiền thưởng nhiều nhất trong các giải đấu danh hiệu, và danh hiệu Long Vương mới này sẽ có mức độ ưu tiên cao nhất giống như Danh Nhân.

Tên gọi "Long Vương"

Trước khi có tên gọi là Long Vương - Long Vương chiến, đã có nhiều đề cử khác cho tên gọi của danh hiệu mới này ví dụ như Kì Thần chiến (棋神戦), Tối Cao Phong chiến (最高峰戦), Cự Nhân chiến (巨人戦), Cự Tinh chiến (巨星戦), Kì Bảo chiến (棋宝戦) hay Đạt Nhân chiến (達人戦). Tuy nhiên, những vấn đề của những tên gọi này đã được chỉ ra. Cụ thể, tên Kì Thần chiến bị lo ngại sẽ gây ảnh hưởng không tốt trên khía cạnh tôn giáo, hay cụm từ Cự Nhân (nghĩa là người khổng lồ - tiếng Anh là Giants) có thể gây nhầm lẫn với đội Yomiuri Giants - một đội tuyển bóng chày chuyên nghiệp cũng được tài trợ bởi Nhật báo Yomiuri.[4]

Bản thân tên gọi Long Vương được đề cử khi đó cũng gặp những ý kiến cho rằng nó sẽ khiến mọi người liên tưởng tới đội tuyển bóng chày chuyên nghiệp Chunchi Dragons - "đối thủ truyền kiếp" của Yomiuri Giants, và hơn nữa cũng bị chỉ ra rằng mặc dù được cho là quân cờ mạnh nhất trên bàn cờ khi xuất hiện, quân cờ quan trọng nhất lại là Vương Tướng (mà nếu bị chiếu hết sẽ thua cuộc) nên nếu đặt tên giải đấu là Long Vương chiến và đặt ưu tiên của nó cao hơn Vương Tướng chiến, đó sẽ là sự mỉa mai của câu [ヘボ将棋 王より飛車を 可愛がり - nghĩa nôm na là trong Shogi, quân Vương luôn quý quân Phi Xa nhờ giá trị của nó]. Tuy nhiên tới cuối cùng, tất cả các ứng cử viên cho tên của danh hiệu mới đều bị loại, và tên gọi Long Vương đã được lựa chọn.[5]

Một sự thật rằng tên danh hiệu Long Vương khi sử dụng Hán tự để ghi là 竜王, nhưng quân cờ Long Vương - Phi Xa sau khi được phong cấp trong Shogi lại thường được ghi là 龍王, tức là dạng Tân tự thể của chữ Long (nghĩa là rồng) đã được sử dụng thay vì cách viết cũ. Điều này cũng đã gây ra một số tranh luận nhưng cuối cùng việc sử dụng cách viết mới của chữ Long vẫn được lựa chọn.

Sự ưu tiên của danh hiệu Long Vương - Danh Nhân

Ví dụ: Hồ sơ của Fujii Sota Long Vương ngày 08/09/2022 tại Liên đoàn Shogi Nhật Bản[6]. Mặc dù sở hữu 5 danh hiệu khác nhau (Ngũ quán, gồm có Long Vương - Vương Vị - Duệ Vương - Vương Tướng và Kì Thánh), anh vẫn được gọi là Fujii Sota Long Vương, không quan tâm tất cả các danh hiệu khác.

Trong tất thảy tám danh hiệu lớn của Shogi chuyên nghiệp Nhật Bản (bao gồm Long Vương - Danh Nhân - Vương Vị - Duệ Vương - Vương Tọa - Kì Vương - Vương TướngKì Thánh), danh hiệu Long VươngDanh Nhân được ưu tiên hơn cả, với việc nếu một kì thủ sở hữu Long Vương - Danh Nhân hoặc cả hai danh hiệu này, họ sẽ được ưu tiên gọi là "Long Vương" - "Danh Nhân" hoặc là "Long Vương/Danh Nhân" hơn, không cần quan tâm kì thủ đó sở hữu những danh hiệu khác.

Tính tới hết Long Vương chiến kì 34[7] (2021), có tất cả 4 kì thủ đã từng sở hữu cùng lúc cả danh hiệu Long VươngDanh Nhân[8], đó là:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Long_Vương_(Shogi) http://tamarunoboru.cocolog-nifty.com/blog/2010/12... http://www.nikkei.com/article/DGXLASFG04H5J_U4A201... https://shogipenclublog.com/blog/2015/06/04/ryuous... https://news.yahoo.co.jp/byline/matsumotohirofumi/... https://www.shogi.or.jp/ https://www.shogi.or.jp/match/finished/10_9.html https://www.shogi.or.jp/match/ryuuou/ https://www.shogi.or.jp/match/ryuuou/24/1hon.html https://www.shogi.or.jp/match/ryuuou/index.html https://www.shogi.or.jp/match/ryuuou/rules.html